Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

VÌ SAO NÃO CHÚNG TA YÊU ÂM NHẠC ?

Một nghiên cứu về khoa học thần kinh mới đã đưa ra lý giải nguyên nhân vì sao bộ não chúng ta thích thú khi nghe nhạc.


“Mối tình” giữa âm nhạc và khoa học thần kinh chưa bao giờ tắt. Điều này không quá ngạc nhiên, bởi sức mạnh của âm nhạc đối với chúng ta là rất lớn và kỳ lạ. Âm nhạc không giống như những nguồn cung cấp niềm vui, thực phẩm, hay sex... Nó không giúp sinh sôi gen của chúng ta. Nó cũng không nói cho chúng ta biết về thế giới. Nhưng âm nhạc dường như đáp ứng được những ham muốn của chúng ta, và giúp kích thích tinh thần.

Nghiên cứu này do Valorie Salimpoor, thuộc Viện Nghiên cứu Rotman, Canada tiến hành. Nghiên cứu được thực hiện với 19 tình nguyện viên (10 nam và 9 nữ có độ tuổi từ 18 đến 37). Trong đó, mỗi người được yêu cầu nghe mẫu ngắn gồm 60 bài hát mà họ chưa từng nghe trước đây, theo dòng nhạc yêu thích.





VÌ SAO NÃO CHÚNG TA YÊU ÂM NHẠC ?

Trong khi họ nghe nhạc, bộ não của họ được chụp bằng máy MRI (máy chụp cộng hưởng y khoa, một kỹ thuật chẩn đoán y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng radio). Kết quả cho thấy, nhiều vùng não khác nhau được kích thích trong bộ não của người tham gia khi họ tỏ ra thích một bài hát nào đó.

Sau đó, những người tình nguyện được yêu cầu tham gia một cuộc đấu giá cho các sản phẩm âm nhạc họ vừa nghe. Ngay lập tức có mối tương quan với một vùng não đặc biệt, được gọi là nucleus accumben - điểm sáng vàng. "Khi mọi người lắng nghe một đoạn nhạc mà họ chưa từng nghe trước đây, các hoạt động trong vùng não nucleus accumbens sẽ quyết định số tiền mà mọi người sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm âm nhạc mà họ yêu thích”, tiến sĩ Valorie Salimpoor, người đứng đầu một nghiên cứu trước đó, cho biết. Nucleus accumben là một trong những “trung tâm dễ chịu” trong bộ não (những khu vực tạo cảm giác dễ chịu khi chúng ta được thỏa mãn).

Thật ngạc nhiên là chúng ta lại thưởng thức những thứ trái ngược với mong muốn của mình. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ tiết lộ cơ sở vật chất cho sự thực nào đó mà chúng ta đã biết trước hàng thế kỷ. Trong thế giới cổ đại, các nhà hùng biện đã biết rằng, một trong những cách thu hút sự chú ý của người dân là dựng ra những kỳ vọng của họ, sau đó là khước từ. Triết gia thế kỷ 17 Francis Bacon đã nói trong một bài hùng biện rằng: “Niềm vui tồn tại ngay cả khi bị lừa dối”. Vậy, phải chăng bộ não của chúng ta yêu thích âm nhạc là vậy?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét