Thiết bị loa nghe nhạc hay, mẫu mã đẹp mang thương hiệu loa nhà hãng chính hãng CANADA đã về tại Việt Nam. Bộ loa chính hãng này sẽ mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời cho bạn.
Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013
VÌ SAO NÃO CHÚNG TA YÊU ÂM NHẠC ?
Một nghiên cứu về khoa học thần kinh
mới đã đưa ra lý giải nguyên nhân vì sao bộ não chúng ta thích thú khi nghe
nhạc.
“Mối tình” giữa âm nhạc và khoa
học thần kinh chưa bao giờ tắt. Điều này không quá ngạc nhiên, bởi sức mạnh
của âm nhạc đối với chúng ta là rất lớn và kỳ lạ. Âm nhạc không giống như
những nguồn cung cấp niềm vui, thực phẩm, hay sex... Nó không giúp sinh sôi
gen của chúng ta. Nó cũng không nói cho chúng ta biết về thế giới. Nhưng âm
nhạc dường như đáp ứng được những ham muốn của chúng ta, và giúp kích thích
tinh thần.
Nghiên cứu này do Valorie Salimpoor, thuộc Viện Nghiên cứu Rotman, Canada tiến hành. Nghiên cứu được thực hiện với 19 tình nguyện viên (10 nam và 9 nữ có độ tuổi từ 18 đến 37). Trong đó, mỗi người được yêu cầu nghe mẫu ngắn gồm 60 bài hát mà họ chưa từng nghe trước đây, theo dòng nhạc yêu thích.
VÌ SAO NÃO CHÚNG TA YÊU ÂM NHẠC ?
Trong khi họ nghe nhạc, bộ não của
họ được chụp bằng máy MRI (máy chụp cộng hưởng y khoa, một kỹ thuật chẩn đoán
y khoa tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể nhờ sử dụng từ trường và sóng
radio). Kết quả cho thấy, nhiều vùng não khác nhau được kích thích trong bộ
não của người tham gia khi họ tỏ ra thích một bài hát nào đó.
Sau đó, những người tình nguyện
được yêu cầu tham gia một cuộc đấu giá cho các sản phẩm âm nhạc họ vừa nghe.
Ngay lập tức có mối tương quan với một vùng não đặc biệt, được gọi là nucleus
accumben - điểm sáng vàng. "Khi mọi người lắng nghe một đoạn nhạc mà họ
chưa từng nghe trước đây, các hoạt động trong vùng não nucleus accumbens sẽ
quyết định số tiền mà mọi người sẵn sàng bỏ ra để mua sản phẩm âm nhạc mà họ
yêu thích”, tiến sĩ Valorie Salimpoor, người đứng đầu một nghiên cứu trước
đó, cho biết. Nucleus accumben là một trong những “trung tâm dễ chịu” trong
bộ não (những khu vực tạo cảm giác dễ chịu khi chúng ta được thỏa mãn).
Thật ngạc nhiên là chúng ta lại thưởng thức những thứ trái ngược với mong muốn của mình. Tuy nhiên, các kết quả này chỉ tiết lộ cơ sở vật chất cho sự thực nào đó mà chúng ta đã biết trước hàng thế kỷ. Trong thế giới cổ đại, các nhà hùng biện đã biết rằng, một trong những cách thu hút sự chú ý của người dân là dựng ra những kỳ vọng của họ, sau đó là khước từ. Triết gia thế kỷ 17 Francis Bacon đã nói trong một bài hùng biện rằng: “Niềm vui tồn tại ngay cả khi bị lừa dối”. Vậy, phải chăng bộ não của chúng ta yêu thích âm nhạc là vậy? |
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
ÂM NHẠC VÀ SỨC KHỎE
Bạn có thể nhắm nghiềm mắt, lắc lư
và... bay bổng theo một giai điệu êm ái. Nhưng bạn cũng có thể nổi khùng vì
giọng karaoke như... đấm vào tai của cô hàng xóm.
1. Âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến tinh
thần
- Âm nhạc tác động đến người nghe theo
ba mũi: giai điệu, ca từ, tần số.
Lời ca sâu lắng, thâm thúy có thể
khiến ai đó phải vỗ đùi đánh đét, trở nên phấn chấn và hướng thiện. Ngược lại,
những ca từ nhạt nhẽo, thiếu chất xám làm thính giả ngao ngán thở dài.
- Tuy nhiên, hiệu quả còn tùy thuộc
lứa tuổi, trình độ (một chú bé tuổi ô mai lĩnh hội âm nhạc khác xa với một
thính giả U50). Giai điệu chính là "át chủ bài" của âm nhạc. Giai
điệu vui tươi, hùng tráng chí ít cũng tương đương với một tác cà phê đậm, đủ
giúp người nghe xóa đi những mệt mỏi, căng thẳng.
- Đôi khi, nó mãnh liệt như một liều
thuốc hồi sinh. Ở thái cực khác, âm sắc não tình, vàng vọt dễ dàng làm trầm
trọng thêm suy nghĩ yếm thế, chán đời. Từng có chững ca khúc trở thành kẻ
"ngộ sát" khi gây ra hàng loạt vụ tự tử chỉ vì vô tình "đổ dầu
vào lửa".
- Âm nhạc thực chất là một dạng âm
thanh, trong đó có cả tiếng ồn. Vì thế, việc điều chỉnh volume hoàn toàn có thể
biến bản Sonata ánh trăng êm đềm thành... một tràng tiểu lên chát chúa.
- Nếu ai đó có ý định giao nhạc Trịnh
cho một ban nhạc pop rock chơi thì chắc không ai dám thưởng thức với mục đích
tìm sự tĩnh lặng cả.
2. Lợi ích mà các giai điệu mang lại
cho sức khỏe.
- Từ lâu, người ta đã nhận ra âm nhạc
ảnh hưởng tích cực đến nhiều mặt của sức khỏe. Thậm chí, nó được xem như âm
nhạc liệu pháp. Nhiều bằng chứng cho thấy cơ thể là một "fan" nhiệt
thành của âm nhạc, từ hệ thần kinh, tuần hoàn, tim mạch, nội tiết, miễn dịch
đến cả vấn đề sinh sản và sinh dục.
- Nhiều bệnh nhân cao huyết áp chính
nhờ Nam Cao hay Từ Linh- Đoàn Chuẩn mà hạ được số đo áp huyết của mình, hoàn
toàn không cần dùng thuốc. Vết thương hậu phẫu sẽ chóng lành hơn nếu người ta
trang bị thêm một chiếc loa phát nhạc thính phòng trong phòng hồi sức.
- Đứa trẻ thưởng thức lời ru ngọt ngào
của mẹ từ khi chưa sinh ra được cho là sau này sẽ thừa hưởng thể chất thông
minh và tính khí hòa nhã...
- Chi tiết hơn, người ta dễ dàng phát
hiện trong máu những người thích phiêu diễn với âm nhạc một lượng lớn hormone
hoặc chất dẫn truyền thần kinh, như: adrenalin, cathecolamin, endorphin,
cortisol... Tùy từng loại sẽ tạo ra các trạng thái hưng phấn, yêu đời, đau
buồn, thất vọng... Nhiều người cho rằng âm nhạc còn có tác dụng "tẩm
quất" giúp thư giãn cơ bắp, lưu thông máu huyết.
- Hệ tiêu hóa cũng là "thính
giả" của giai điệu. Dịch vị, dịch tụy, dịch mật tiết ra nhiều, giúp chúng
ta ăn ngon miệng, dễ tiêu.
3. Hãy làm bạn với thể loại nhạc phù
hợp
- Nhưng như mọi thứ khác, âm nhạc cũng
có mặt trái. Rõ ràng, chỉ những giai điệu êm ái, vừa phải mới là món quà tinh
thần và sức khỏe. Trái lại, loại nhau chát chúa, gào thét chẳng hứa hẹn gì
nhiều cho người nghe.
- Hiện tượng nghễnh ngãng ngày càng
tăng ở giới trẻ thích nghe loại nhạc kích động, rộn ràng hoặc do bất ly thân
với chiếc headphone. Không ít trận đua xe kinh hoàng, đánh nhau chí tử trên
đường phố đều lấy ngòi nổ từ thuốc lắc, loa thùng dập hết cỡ mà ra...
- Cuộc sống bận rộn tước mất của chúng
ta thời gian thưởng thức âm nhạc. Đây là một thiệt thòi lớn cho cả tinh thần và
sức khỏe. Nên cố gắng "phục hưng" thú giải trí này. Có thể sau đó,
bạn sẽ nhận ra cuộc đời thật ra thi vị và bình an hơn ta tưởng.
( Sưu tầm )
Tham khảo thêm
Website http://dalla.com.vn
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
BÉ VÀ TÌNH YÊU ÂM NHẠC
Bé yêu âm nhạc lắm, vì âm nhạc chắp cánh cho tâm hồn thơ ngây của bé thêm bay bổng, thêm đáng yêu.
Bé yêu
âm nhạc lắm, còn yêu hơn cả cây kem ngon ơi là ngon mà hôm qua bé ăn cơ.
Vì âm
nhạc có thể làm cho bé vui nè
Cảm thấy yêu đời hơn nè
Làm cho bé "quay cuồng" trong những xúc cảm của bài hát
Nhảy nhót lắc lư theo tiếng nhạc
Thẫn thờ vì một bài hát có lời nói về một..."đôi lứa" có
hoàn cảnh ngang trái
Và thậm
chí có những bài nghe buồn đến nỗi làm bé thấy buồn ngủ lắm cơ, khò khò
Rồi cao
hứng bé cũng hát theo ca sĩ... Là lá la, lìu líu liu...
Bài hát này hay quá, mình nghe đi nghe lại mấy... nghìn lần rồi mà vẫn
chưa chán
Tham khảo thêm
Website http://dalla.com.vn
Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013
LỢI ÍCH CỦA ÂM NHẠC ĐỐI VỚI TRẺ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Lợi ích của âm nhạc không chỉ giới
hạn đối với những trẻ sơ sinh. Trong thời gian sau đó, âm nhạc có thể phục vụ
như là một phần cuộc sống của đứa trẻ.
Hãy cho trẻ nghe nhạc ít nhất ba lần trong ngày. Vào buổi sáng khi trẻ thức dậy, khi đi ngủ trưa và khi đi ngủ buổi tối như là một bài hát ru.
Cho trẻ nghe nhạc sau thời kỳ sơ sinh cũng có tác dụng ấn tượng đối với trí thông minh và kỹ năng của trẻ
Nghe nhạc không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần và phát triển não bộ hoặc nhận thức.
Dựa trên nghiên cứu, một số chuyên gia cho rằng đã có các bằng chứng cho thấy nghe nhạc đem lại những lợi ích cho trẻ em như sau:
Hãy cho trẻ nghe nhạc ít nhất ba lần trong ngày. Vào buổi sáng khi trẻ thức dậy, khi đi ngủ trưa và khi đi ngủ buổi tối như là một bài hát ru.
Cho trẻ nghe nhạc sau thời kỳ sơ sinh cũng có tác dụng ấn tượng đối với trí thông minh và kỹ năng của trẻ
Nghe nhạc không chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần và phát triển não bộ hoặc nhận thức.
Dựa trên nghiên cứu, một số chuyên gia cho rằng đã có các bằng chứng cho thấy nghe nhạc đem lại những lợi ích cho trẻ em như sau:
1. Nâng cao kỹ năng vận động
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ.
2. Cải thiện kỹ năng giao tiếpTheo Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những khoảnh khắc”. Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Những em bé được tiếp xúc với âm nhạc sẽ có thể tiêu hóa tốt hơn vì có cảm giác thư giãn trong và sau khi nghe nhạc. Tác động của nó là hiệu quả trao đổi chất và cuối cùng là sự gia tăng trọng lượng diễn ra tốt hơn.
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California- Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học. Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc.
( Sưu Tầm )
Tham khảo
Website http://dalla.com.vn
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013
GIÚP BẠN VUI MỖI NGÀY
Một
số cách giúp bạn lấy lại nụ cười, sự thoải mái và tinh thần sảng khoái sau những
ngày căng thẳng.
1. Nghe nhạc:
“Âm nhạc là một phần tất yếu của cuộc sống”, cũng chẳng mấy ai nghĩ được rằng
âm nhạc chính là một trong những món ăn tinh thần. Khi nghe nhạc, não thường sẽ
phóng thích ra rất nhiều pét-tít (chất hữu cơ) làm cho cơ thể nhẹ nhàng hơn. Âm
nhạc không chỉ có tác dụng xoa dịu, làm giảm nhẹ những áp lực, căng thẳng mà
còn dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ say hơn.
2. Kiếm nhiều tiền hơn so với những
người cùng tuổi khác:
Giàu có chưa chắc sẽ làm bạn vui vẻ nhưng nếu giàu hơn so với những người có
cùng độ tuổi thì chắc chắn sẽ làm bạn rất vui. Có lẽ thật buồn cười khi nói điều
đó nhưng đó lại là thật sự. Kiếm tiền để tích góp nuôi dưỡng tuổi già và phòng khi
ốm đau chính là một sự lo lắng, tính toán trước. Chính những sự lo lắng, tính
toán phòng ngừa ấy lại là nguồn cảm hứng để bạn trở nên vui vẻ hơn.
3. Nghĩ tới những niềm vui:
Sự vui vẻ rất dễ dàng dẫn đến thành công. Người vui vẻ tinh thần luôn tỉnh táo,
minh mẫn hơn để có thể tìm cho mình được những cơ hội, mục tiêu mới. Do đó khi
tinh thần có phần hơi suy sụp, chán nản bạn hãy nghĩ tới những kỉ niệm vui hay
những kết quả tốt đẹp cho một việc bắt đầu và bất chợt bạn sẽ có“dũng khí” để lấy
lại thăng bằng làm việc một cách hiệu quả.
4. Hôn và âu yếm:
Đây chỉ là một cách thể hiện sự yêu thương nhưng lại giúp con người có thể cảm nhận được cảm giác hạnh phúc. Cảm giác kết hợp, gắn liền và trách nhiệm được sản sinh, sẽ giúp bạn giảm nhẹ được áp lực.
5. Tự làm một buổi tiệc:
Bạn có thể tự tay làm một vài món ăn ngon rồi mời những người bạn thân thiết đến cùng thưởng thức những món ăn mà bạn làm. Tự tạo cho mình những niềm vui từ trong không khí của các buổi tiệc. Những buổi tiệc cũng chính là cơ hội để bạn có thể giao lưu với bạn bè. Những buổi tiệc được mở ra không chỉ với mục đính tìm sự vui vẻ mà còn giúp bạn tạo khoảng gần gũi với mọi người, đồng thời bạn cũng có thể cung cấp thêm cho mình những kiến thức hay ho, mới mẻ từ những người bạn của mình.
6. Thử bắt tay vào những việc làm mới mẻ:
Bạn cảm thấy nhàm chán với tất cả những gì được lặp đi lặp lại một cách máy móc diễn ra hằng ngày, vậy đã bao giờ bạn thử nghĩ rằng mình sẽ thay đổi để cuộc sống thêm đẹp hơn chưa? Ví dụ như chơi tennis, bóng bàn, khiêu vũ, nấu ăn….Tất cả những gì mới mẻ cũng luôn làm ta hứng thú và tạo sự hứng khởi, nó sẽ làm tác động đến tinh thần tạo sự thoải mái.
7. Tìm sự cân bằng giữa công việc và gia đình:
Cuộc sống ngày càng phát triển nên bạn cũng mải mê đuổi theo những nấc thang công danh ấy, do vậy mà cũng không thể tránh khỏi sự lơ là đối với công việc gia đình. Bạn cảm thấy mệt mỏi và bực mình? Đó là những vấn đề mà không ít những phụ nữ hiện đại thời bây giờ lâm vào tình trạng mất thăng bằng trạng thái giữa công việc gia đình với công việc cơ quan. Do vậy, việc cân bằng giữa công việc và gia đình là điều rất cần thiết, bạn nên bỏ chút thời gian của mình lên lịch, sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt công việc mà không ảnh hưởng tới công việc gia đình và ngược lại.
8. Chuyện cười:
Một câu chuyện cười có thể xoá tan đi những ưu phiền và sự bực bội của bạn. Ngay cả khi bạn bận rộn đến đâu cũng đừng quên đọc những mẩu chuyện cười, một nụ cười cũng không làm mất thời gian của bạn và cũng chẳng làm hại gì đến bạn mà còn ngược lại. Một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của bạn không những làm bạn trông xinh hơn, trẻ hơn mà còn giảm nhẹ được mọi áp lực, do vậy bạn đừng xấu hổ khi cất lên một tiếng cười lớn nhé.
9. Làm một vài việc tốt:
Bạn hãy mở rộng lòng mình và đừng ngại giúp đỡ mọi người bất luận là hàng xóm hay bạn bè của bạn, kể cả đôi khi đối với người lạ. Bởi giúp đỡ ai đó trong lúc khó khăn hay khi họ cần tới bạn tức là bạn đã tạo cho mình một cơ hội tốt để nhìn lại chính mình và hoàn thiện mình hơn. Bạn sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản, vui vẻ và trưởng thành hơn sau khi giúp đỡ một ai đó.
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
NGHE NHẠC CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE
Âm nhạc - ngôn ngữ của tâm hồn, là
một loại hình giải trí gắn liền với con người từ xa xưa. Sở thích về âm nhạc
của mỗi người có thể khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều yêu thích ít nhất
một thể loại nhạc nào đó.
* Các
chuyên gia cho rằng âm nhạc có mối liên quan đến sức khỏe và cảm giác hạnh phúc
của con người.
Một
cuộc nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng, việc nghe nhạc mang lại những ảnh
hưởng tích cực cho sức khỏe của con người ở tất cả các lứa tuổi.
Những
lợi ích của âm nhạc trong việc chữa bệnh đã có từ thời kỳ cổ đại xa xưa. Qua
những ghi chép của các nhà triết học như Pythagoras, Aristotle, Plato cho thấy
âm nhạc khi đó đã được sử dụng như một công cụ để chữa lành bệnh tật. Họ tin
rằng âm nhạc có thể ảnh hưởng đến thể chất, cảm xúc, khả năng nhận thức, quan
hệ xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khoa
học hiện đại ngày nay cũng đã khẳng định những phát hiện của người xưa là hoàn
toàn chính xác. Âm nhạc rất có ích cho sức khỏe của con người, biểu hiện cụ thể
ở những khía cạnh sau:
1.
Giảm đau
Âm
nhạc có khả năng làm giảm nhẹ các cơn đau thông qua việc giải phóng endorphin,
hoóc-môn hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Chúng còn giúp chúng
ta không chú ý đến các cơn đau và khuyến khích sự thư giãn về tinh thần. Kết
quả nghiên cứu cho thấy việc lắng nghe nhạc hàng ngày giúp làm giảm các
cơn đau mãn tính lên tới 21%. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nghe nhạc khiến
người bệnh điều khiển cơn đau tốt hơn, giảm bớt sự chán nản và ít cảm thấy
phiền muộn về tình trạng của họ.
2.
Giảm stress
Stress
có liên quan mật thiết tới nhiều căn bệnh bao gồm những bệnh về thần kinh
thường xuất hiện chỉ khi con người rơi vào trạng thái căng thẳng cực độ. Trong
một cuộc nghiên cứu, những người tham gia đã được lắng nghe loại nhạc êm dịu 2
lần trong ngày, mỗi lần nửa giờ. Sau hai tuần, mức độ căng thẳng và lo lắng của
họ đã giảm sút đáng kể.
3.
Lợi tim và mạch máu
Việc
lắng nghe những loại nhạc êm dịu còn có tác dụng giảm nhịp tim và hạ thấp huyết
áp. Khi huyết áp giảm thì nguy cơ đột quỵ hay những rắc rối khác của sức khỏe
cũng sẽ giảm theo thời gian. Trong một cuộc nghiên cứu mới đây ở Ấn Độ, các nhà
nghiên cứu đã cho người bệnh cao huyết áp ở mức độ nhẹ lắng nghe nhạc cổ điển, nhạc Celtic hay nhạc
truyền thống của Ấn Độ khoảng 30 phút mỗi ngày trong suốt một tháng. Kết quả
cho thấy huyết áp của họ đã giảm đáng kể. Những bản nhạc hay giúp làm dịu các
mô và tế bào ở phổi. Nhờ đó, sự hô hấp và nhịp tim của bệnh nhân đã được hạ
xuống đến mức bình thường.
4.
Kích thích tế bào ở não
Kết
quả nghiên cứu cho thấy âm nhạc có nhịp điệu mạnh có thể kích thích sóng não
cộng hưởng đồng bộ với nhịp điệu của nhạc. Nhịp điệu nhanh khiến cho khả năng
tập trung được sắc bén hơn, suy nghĩ tỉnh táo hơn. Mặt khác, lắng nghe những
giai điệu êm dịu cũng giúp não bộ tập trung trong khoảng thời gian dài hơn và
đẩy mạnh trạng thái điềm tĩnh, trầm tư. Âm nhạc mang đến cảm giác về sự hạnh
phúc và sáng tạo, tạo ra sự thay đổi kéo dài mãi kể cả sau khi nhạc đã dừng
hẳn.
5.
Nâng cao thành tích tập luyện
Nghe
nhạc trong lúc tập luyện thể thao có những tác động đáng kể đến thành tích cũng
như quyết tâm trong việc luyện tập. Âm nhạc hướng chúng ta chú ý nhiều hơn vào
các bài tập lặp đi lặp lại. Nhờ đó, cảm giác mệt mỏi, kiệt sức, chán nản không
còn hiện diện nữa. Âm nhạc cũng có tác dụng kích thích, giúp nâng cao thành
tích tập luyện.
Nhịp
thở và nhịp tim sẽ tăng lên cùng với nhịp điệu của nhạc, khả năng tập luyện vì
thế cũng được nâng cao thêm. Theo một kết quả nghiên cứu thực hiện vào năm
2005, nghe nhạc trong quá trình tập luyện đã giúp những người tham gia thí
nghiệm giảm cân nhiều hơn đồng thời họ cũng luyện tập kiên trì hơn.
6.
Giúp ngủ ngon hơn
Những
giai điệu nhẹ nhàng không chỉ giúp chúng ta nhanh chóng chìm vào giấc ngủ mà
còn có tác dụng cải thiện “chất lượng” của giấc ngủ tốt hơn. Sau một giấc ngủ
ngon, cơ thể sẽ khỏe mạnh, xua tan căng thẳng, chán nản và lo lắng.
7.
Tăng cường sự lạc quan
Chán
nản làm cơ thể suy yếu, gây đau đầu, rối loạn và mất tập trung. Âm nhạc có thể
được sử dụng như một biện pháp mang lại những suy nghĩ tích cực hơn, loại bỏ
những phiền muộn. Những bản nhạc hay còn khơi gợi lại ký ức về những khoảnh
khắc hạnh phúc, những tháng ngày vui vẻ đã có. Chúng còn giúp nâng cao lòng tự
trọng và tự tin của con người.
8.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Các
nhà nghiên cứu cho rằng âm nhạc cũng giúp ích cho những người đang phải đối mặt
với bệnh ung thư. Chúng làm giảm bớt sự lo lắng ở những bệnh nhân đang phải
điều trị bằng phương pháp xạ trị và làm dịu những cơn buồn nôn, ói mửa do việc
điều trị bằng hóa chất gây ra.
9.
Cải thiện khả năng hòa nhập với xã hội
Âm
nhạc thật sự là một sợi dây liên kết hiệu quả giữa những người có chung niềm
đam mê. Thông qua âm nhạc, chúng ta mạnh dạn gặp gỡ, làm quen với những người
bạn mới, hòa nhập và kết nối với mọi người.
10.
Giúp ích cho tinh thần
Có
một mối liên quan đặc biệt giữa âm nhạc và tâm hồn. Nhịp điệu của những âm
thanh giúp mọi người yêu thương nhau và tạo cho họ niềm tin vào đấng tối cao.
Bạn
thấy đấy, âm nhạc có khả năng mang đến những điều kỳ diệu đáng kinh ngạc đối
với hạnh phúc và sức khỏe của con người. Vì vậy, hãy để âm nhạc trở thành một
phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn và bắt đầu cảm nhận sự khác biệt
do các giai điệu mang lại.
( Sưu tầm )
Tham khảo
Website http://dalla.com.vn
Fanpage http://www.facebook.com/DanceOfLightAndAudio
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)